In Conversation with Mr. Vu Ngoc Xiem

We’ve been featuring the stories of the six Americans who traveled to Vietnam on the inaugural 2 Sides Project trip. Now it’s time to feature the other side. And there’s no better person to start with than Mr. Vu Ngoc Xiem.

We met Mr. Xiem in Ho Chi Minh City, in the last of our meetings with Vietnamese sons and daughters. By that time we’d already met 15 people on the other side. We’d cried, shared pictures of our families, and been welcomed in a land that to us, just days before, had represented only war and death. What we feared—that we would be scorned given our history—hadn’t happened. But when I saw Mr. Xiem sitting at the table, watching us as we walked in, I thought all that might change. His lips were pressed tightly together as he gave us a quick nod, then looked down at the table. He kept his hands busy by leafing through the pages of a small notebook. As the others went around the table and introduced themselves, Mr. Xiem rocked back and forth, rubbing his forehead with his fingertips. Then it came his time to speak. He stood. He looked so angry, I thought he might shout.

He introduced himself and told us how his father had died, what happened to him afterward, and how anger against the Americans fueled much of his life. And then he said something incredible: he wanted to let that anger go. He acknowledged that we were all victims. He asked that we help clean up what had been left after the war. Then he said thank you, and sat down. His face had softened. Later, as we took pictures with the American side, he smiled.  

We recently asked Mr. Xiem to tell us about his memory of that moment, and what he’s been thinking about since. A military man for most of his life, Mr. Xiem talks honestly about his feelings. He uses words that might make some wince. We are grateful to the venerable Ms. Yen of the Vietnam USA Society (VUS), our guide in Vietnam, who translated his responses into English. Both the English and Vietnamese versions are below. We have reached out to ask others we met to share their thoughts. We’ll feature their stories as we get their responses.

If there’s no better person to start with than Mr. Xiem, there’s no better time. It’s April 4, 2016, and today is the 51st anniversary of the death of Mr. Xiem’s father.  

**SEE BELOW FOR FULL VIETNAMESE TRANSLATION

 

Mr. Xiem at the 2 Sides Project meeting in Ho Chi Minh City, December 2015. Photo courtesy Anthony Istrico.

Mr. Xiem at the 2 Sides Project meeting in Ho Chi Minh City, December 2015. Photo courtesy Anthony Istrico.

Tell us a bit about your father, and how you grew up.
My father was killed by American bombs while fighting in the Ham Rong protection campaign on April 4, 1965. This was the second day the U.S. imperialists used aircraft to bomb North Vietnam. The pain of losing my father had not even passed when, on October 10, 1967,  my class – Class 9B- Y Yen High School, Nam Ha (now Nam Dinh Province) – was bombed by American aircraft, killing 33 students and one teacher. I survived, along with seven other friends.

We felt deep anger and hatred for the U.S. invaders, not only for us, but also for the people of Vietnam and peace-loving people around the world. We were just kids sitting in school. Why did the American troops bomb us? The feud remained in our hearts and we vowed that the U.S. was our archenemy. The hatred stayed in me the whole time I served the campaign of fighting to liberate the South and reunify the whole country.

What was your reaction to being invited to meet the other side?
When I was informed that I would meet with the 2 Sides Project and interact with children of U.S. soldiers killed in the Vietnam War, I began to think a lot. My feelings gradually changed from hatred and resentment to empathy and pity for the children of American soldiers killed in the Vietnam War. When I came to the meeting, I saw the lack of confidence, the anxiety on their faces (unlike the American or European travelers/tourists in Vietnam). I witnessed their tears. And at that moment my hatred seemed to melt away, leaving only sympathy. I understood that you, and your fathers, were also victims of the war caused by the American war addiction of warmongers in the U.S. government and U.S. military.

I am thankful to the 2 Sides Project. I also express my gratitude to all at the Vietnam-USA Society (VUS) and Union of Friendship Organizations of Ho Chi Minh City (HUFO) for connecting and organizing the meeting between the children of Vietnamese war martyrs and American sons and daughters. I consider the get-together a historical one. The sons and daughters of both sides are witnesses to history, children of those once enemies in the war, and now it is 40 years after the fighting between the soldiers defending the Fatherland and the invaders who also died by the war.
 

Photo courtesy Istrico Productions

Photo courtesy Istrico Productions

What have been your impressions since you met the Americans?
Hatred is only hatred. Our lives should be directed forward. If we always look back, we will stumble. I remember in 1995, when the U.S. removed the embargo against Vietnam, the heads of state of the two countries shook hands, and the President of Vietnam said: “Let us close the past and look forward to the future.” Therefore, the meeting between Vietnamese and American sons and daughters is really significant. We are the generation with a historical connection between the two peoples of Vietnam and the United States. We have witnessed the war, the confrontation of the previous generation, directly. We have a responsibility to erase the images of the unjust war, to usher in a brighter future, for our generation and for future generations.

The meeting between children of Vietnamese revolutionary war-martyrs and American soldiers killed in Vietnam makes me more confident in a future of harmony and solidarity between our two peoples. We are the most affected, the most lost, and the most disadvantaged because of our fathers’ deaths. (the meanings of their deaths are different, though).

From this meeting, not just people like us, but also the peoples of the two countries, Vietnam and the United States, need to hold hands to continue the path of making harmony, solidarity, and peace.

Do you think you father would have approved of such a meeting?
As a child, my parents often taught that man is born basically good, but life has innumerable difficulties. If you want to be alive, you need to be self-controlled to forget your illness, your old age and your hatred. Only thus will you have a peaceful and happy life. They also taught that the Vietnamese people have a tradition of being kind-hearted, and are a generous, loving people who love peace. Surely my father will smile now, as his loving child obeys him.

Mr. Xiem with Ron Reyes after the meeting. Mr. Xiem wears the 2 Sides Project lapel pin, as does Ron Reyes, along with his Gold Star pin. Ron also wears a red flower pin. It was made by victims of Agent Orange. Mr Xiem gave each of us a flower …

Mr. Xiem with Ron Reyes after the meeting. Mr. Xiem wears the 2 Sides Project lapel pin, as does Ron Reyes, along with his Gold Star pin. Ron also wears a red flower pin. It was made by victims of Agent Orange. Mr Xiem gave each of us a flower pin. Photo courtesy Istrico Productions.

Vietnamese translation of Mr. Xiem's Interview

Ngày 04/4/1965 (ngày thứ hai đế quốc Mỹ đem máy bay ném bom xuống miền Bắc Việt Nam), trong khi chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), cha tôi đã bị bom Mỹ sát hại.

Nỗi đau mất cha chưa nguôi, thì ngày 10/10/1067, lớp học của tôi (Lớp 9B- Trường cấp 3 Ý Yên-Nam Định (lúc đó là Nam Hà), đã bị máy bay Mỹ ném bom, sát hại 33 học sinh và 01 giáo viên, tôi được sống sót cùng với 7 bạn khác.

Lòng uất hận, căm thù bọn Mỹ xâm lược, không chỉ đối với chúng tôi, mà đối với cả dân tộc Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới: Vì lý do gì, chúng tôi chỉ là những đứa trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường “ăn chưa no, lo chưa tới”, mà họ (bọn Mỹ) lại đem bom dội xuống đầu chúng tôi ? Mối thù hận đã đặt trong tim chúng tôi và chúng tôi thề rằng : Không đội trời chung với bọn Mỹ xâm lược. Mối căm thù ấy (đã nung nấuý chí trả thù) đã theo tôi đi suốt chặng đường tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ khi tôi được thông báo là sẽ gắp gỡ, giao lưu với Đoàn “Giao lưu song phương” những người con của lính Mỹ tử trận tại Việt Nam, tôi đã suy nghĩ rất nhiều: Từ căm thù, uất hận, đến chua xót, thông cảm và có cảm nghĩ đáng thương cho những đứa trẻ - những người con của những lính Mỹ đã tử trận tại Việt Nam.

Đặc biệt, khi tiếp xúc, tôi đã nhìn thấy những khuôn mặt không được tự tin của các bạn (có phần lo âu- không giống như gương mặt của những người Mỹ đi dulịch tại Việt Nam), được chứng kiến những giọt nước mắt của bà Mc Gớt (có thể chưa chính xác tên của bà) là đoàn trưởng (cũng là người sáng lập Đoàn “Giao lưu song phương”) và các thành viên khác trong đoàn… thì lúc đó, lòng thù hận trong tôi như bị tan biến hết, chỉ còn lại sự cảm thông. Bởi vì chính họ cũng là nạn nhân (kể cả cha của họ) cũng là nạn nhân của cuộc chiến tranh, do những kẻ hiếu chiến cầm đầu trong chính quyền và giới quân phiệt Mỹ.                                                                                          

Tôi rất cảm ơn bà McGớt(hãy tạm gọi tên bà đoàn trưởng như vậy), đã có suy nghĩ và thành lập ra Đoàn “Giao lưu song phương” của con em lính Mỹ tử trận tại Việt Nam. Tôi củng rất cảm ơn Hội Việt- Mỹ và Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.Hồ Chí Minh, đã kết nối, tổ chức cuộc gặp gỡ đối với những người con Liệt sỹ quân Cách mạng Việt Nam và những người con em lính Mỹ đã tử trận tại Việt Nam. Tôi cho rằng đây là cuộc gặp mặt lịch sử, những người con là nhân chứng lịch sử, của chính cha họ ở hai phía của cuộc chiến tranh, sau hơn 40 năm cuộc chiến đấu giữa những người chiến sỹ bảo vệ Tổ quốc với quân xâm lược, đã lùi lại phía sau.

Trong suốt hơn 40 năm qua, cùng với sự phát triển trên mọi mặt của xã hội (cả về Kinh tế - Chính trị - Xã hội – Quốc phòng, an ninh...). Những người từ hai phía đã hiểu nhau hơn. Đã có biết bao cuộc tiếpxúc, giaolưu,  tìm hiểuvà gắn kết. Đặc biệt, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Hoa kỳ cũng đã thay đổi (từ từng phần, đến toàn diện). và đã trở thành đối tác chiến lược quan trọng.

“Hận thù” chỉ là “thù hận”, mà cuộc sống của chúng ta cần hướng đến phía trước, nếu chúng ta luôn ngoảnh lại phía sau, thì sẽ bị vấp ngã. Tôi nhớ rắng: Năm 1995, khi Hoa kỳ xóa bỏ chính sách cấm vận đối với Việt Nam, Nguyên thủ hai quốc gia đã bắt tay và Chủ tịch Nước Việt Nam đã nói rằng: “Chúng ta hãy khép lại quá khứ, để hướng tới tương lai”. Vì vậy, cuộc gặp gỡ của những người con Liệt sĩ Cách mạng Việt Nam với những người con lính Mỹ tử nạn tại Việt Nam, là một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa. Vì chúng tôi là những người của thế hệ kết nối lịch sử, giữa hai dân tộcViệt Nam và Hoa kỳ. Chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến cuộc chiến tranh, cuộc đối đấu của thế hệ trước. Chúng tôi có trách nhiệm phải xóa đi những hình ảnh phi nghĩa ấy, để mở ra một khung trời tươi sáng hơn, cho thế hệ chúng tôi và cho thế hệ mai sau.

Từ cuộc gặp mặt này, không chỉ những người như chúng tôi, mà cả dân tộc hai nước Việt Nam và Hoa kỳ cần nắmtay nhau, để đi tiếp con đường hòa hợp, con đường xây dựng mối tình đoàn kết, xây dựng cuộc sống hòa bình.

Cuộc gặp gỡ giữa những người con Liệt sĩ Cách mạng Việt Nam và người con của lính Mỹ tử trận tại Việt Nam, càng làm cho tôi vững tin hơn vào tương lai củatình hòa hợp, đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam – Hoa kỳ. Chúng tôi là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, bị mất mát và thiệt thòi nhiều nhất, từ tình cảm thiêng liêng người cha của mình, đã    ngã xuống trên chiến trường (mặc dù ý nghĩa khác nhau).

Tôi nghĩ rằng, các bạn đã đến đây, chứng tỏ các bạn đã có niềm tin, và niềm tin của các bạn đã được củng cố, và chắc chắn đã có thêm được niềm tin khi tiếp xúc với những người con Liệt sỹ Cách mạng Việt Nam. Và, chúng tôi chờ những bước đi của các bạn, trên đất nước các bạn, và cả trên đất nước chúng tôi – Các bạn hãy tin tưởng vào chúng tôi, tin tưởng vào dân tộc Việt Nam, mong các bạn sẽ bước đi vững vàng trên hai đất nướcchúng ta.

Khi còn nhỏ, tôi thường được cha mẹ dạy rằng: “Con người sinh ra vốn bổn thiện, nhưng cuộc sống muôn vàn khó khăn.  Con muốn đứng vững trên đời này, thì cần phải làm chủ được mình, đó là: Biết quên đi bệnh tật, biết quên đi tuổi già và biết quên đi thù hận. Như vậy, con người mới thanh thản mà sống vui vẻ”.

Và cha mẹ chúng tôi cũng thường xuyên giáo dục chúng tôi rằng: Dân tộc Việt Nam có truyền thống, bản chất nhân hậu, bao dung, luôn thương yêu nhân loại và luôn yêu chuộng hòa bình.

Chắc chắn cha tôi sẽ mỉm cười, khi đứa con yêu của cha đã biết nghe lời cha.